Di tích 5800 tuổi gây chấn động: Khai quật được Totem của người Sumer, Lạc thư nguyên thủy.

01/03/2024 - Lượt xem: 364

Tại tỉnh An Huy, Trung Quốc, người ta khai quật được con chim ưng bằng ngọc có niên đại 5.800 năm, lại tương đồng với vật tổ (Totem) của người Sumer nằm cách đó 7.000 km. Trong các văn vật khai quật được, còn có rùa ngọc, rồng ngọc, rìu đá, đá bán nguyệt, hổ phù. 

khai quật được con chim ưng bằng ngọc có niên đại 5.800 năm, lại tương đồng với vật tổ (Totem) của người Sumer nằm cách đó 7.000 km. (Chụp clip)

Từ trên cao nhìn xuống, di chỉ này trông giống như một pho tượng Phật nằm. Các nhà khảo cổ đã đào 30 năm, chỉ đào được 1/800 diện tích di chỉ, càng đào càng mê hoặc. Trong di chỉ có đồ ngọc gây chấn động, có quy hoạch thành phố, còn có mật mã bát quái, và còn có cự thạch hiếm có ở phương Đông.

Có người nói, đây là quốc đô của Hữu Sào thị thời thượng cổ. Có người nói, đó là chi nhánh của Thiếu Hạo Kim Thiên thị. Còn có người nói, chúng giống với nền văn minh Sumer, hay Tam Tinh Đôi, đều ở trên đường vĩ tuyến 31 độ Bắc, xuất hiện một cách thần bí và cũng biến mất một cách thần bí. Đó chính là vài nét sơ bộ về di tích Lăng Gia Than.

Năm 1985, ở Hàm Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc, các nhà khảo cổ học đến thôn Lăng Gia Than, thấy trong các giỏ trúc của người dân làng chứa đầy những mảnh đá tinh xảo xinh đẹp, có cái giống chiếc rìu, có cái giống vòng tay, còn có cái giống gậy cán mì…

Các nhà khảo cổ nói: “Những thứ này có thể đều là đồ ngọc, chí ít cũng có 5 - 6 nghìn năm tuổi rồi. Các anh bán bao nhiêu?”.

Những người dân làng không nói gì. Mấy năm trước khi đào đất, nếu gặp những đồ thế này, họ đều thuận tay ném đi. Họ đều nói đó là đồ tùy táng người chết, không may mắn. Mãi cho đến 1 - 2 năm nay, ở thị trấn bắt đầu có người đến thu mua những đồ đá này.

Một cán bộ thôn chạy vào trong nhà, xách ra 2 xâu thịt lợn, nói: “Trưa nay đón tiếp các vị, chúng ta uống rượu”.

Bầu không khí lập tức ấm áp hẳn lên. Đội trưởng đội khảo cổ cũng nhặt một cái rìu đá và nói: “Chúng ta hãy thử cái rìu đá này”.

Chiếc rìu đá rất sắc, có thể dễ dàng cắt được miếng thịt lợn. Đây có thể là công cụ thời kỳ đồ đá mới. Các nhà khảo cổ học đều kinh ngạc. Nhưng những người dân làng thì có vẻ chẳng có gì lấy làm lạ. Đội trưởng đội khảo cổ lập tức ý thức được rằng, phía dưới ngôi làng này chôn giấu bí mật kinh động.

Điều kinh ngạc thức nhất: Lớp đất đỏ

Các nhà khảo cổ chỉ đào 1 mét là đào đến tầng đất đỏ. Một nhà khảo cổ nói: “Đội trưởng, đây không phải là gạch chứ”.

Ấn Độ cổ có di chỉ Moenjo-daro, 4.200 năm trước, nó là di chỉ gạch gây chấn động thế giới. Khi phát hiện ra nó, các nhà khảo cổ phương Tây đều kinh ngạc reo lên: “Người Ấn Độ cổ 4.000 năm trước, lại có thể dùng gạch để xây dựng thành phố, thật không thể tưởng tượng nổi”.

Nếu những đất đỏ này là gạch, thì ít nhất cũng sớm hơn Moenjo-daro 1.000 năm, lại còn là gạch đỏ cao cấp hơn.

Những người dân làng cười và nói: “Thứ bùn đỏ này, các anh đừng thăm dò nữa, nó rất lớn. Chúng tôi đào mấy chục năm cũng không đào hết được”.

Thì ra người dân làng đều dùng thứ bùn đỏ này để bọc trứng vịt muối, tạo ra những quả trứng chất lượng cực phẩm.

Ngoài ra, thứ bùn đỏ này có thể dự đoán thời tiết. Đào một cục bùn đỏ, nếu nó ẩm ướt thì ngày mai nhất định sẽ có mưa. Nếu nó khô, thì ngày mai sẽ có nắng.

Các nhà khảo cổ thăm dò 2 - 3 ngày, vẫn không thăm dò đến lớp biên phía dưới của tầng đất đỏ, trái lại, phát hiện ra rất nhiều dấu vết của các lỗ trụ. Các lỗ cột trụ đường kính 30 cm có hàng trăm cái. Những cái cột trụ lớn nhỏ này đủ chống cho một tòa cung điện.

Đội trưởng đội khảo cổ quyết định đào sâu xuống ở vị trí này, mới đào được vài mét, thì đào được mấy đồ ngọc bị lớp đất đỏ bao bọc.

Chuyện kỳ lạ thứ 2: Ngọc tan

Đội trưởng đội khảo cổ dùng hai tay vốc một đồ ngọc, bỏ vào trong chậu nước, nhìn bùn dần dần hòa tan. Đột nhiên, đội trưởng cảm giác có gì không ổn. Đồ ngọc trên tay đang nhanh chóng trở nên mềm đi. Ông vốc đồ ngọc lên, thấp thoáng có hình một con rồng. Sau đó đồ ngọc và bùn đỏ cùng tan hết.

Ngọc làm sao có thể tan được? Đội trưởng đội khảo cổ lập tức ra lệnh dừng đào, lệnh cho mọi người lấp đất lại, bảo vệ di chỉ, sau đó đem bùn đỏ trở về phòng thí nghiệm.

Không lâu sau, phòng thí nghiệm đưa ra vài manh mối:

  1. Di chỉ cách đây 5.800 năm, đất đỏ là gạch. Gạch đỏ được nung ở nhiệt độ 950 độ C.
  2. Ngọc là đá Tremolit, còn gọi là ngọc Hòa Điền.
  3. Bí ẩn đá Tremolit hòa tan, thì không thể nào giải thích được.

Thì ra, 5.800 năm trước, người Lăng Gia Than đã bắt đầu nung gạch đỏ số lượng lớn, dùng để xây dựng nhà cửa, cung điện. Kết luận này có thể chấp nhận được. Nhưng nguyên liệu ngọc vốn ở Hòa Điền Tân Cương, mà 5.800 năm trước, tuyến đường mậu dịch từ An Huy đến Hòa Điền làm sao đã có?

Thế là các chuyên gia bắt đầu tìm nơi có đá Tremolit ở trong địa giới An Huy. Nghe nói, mãi cho đến ngày nay, cũng chỉ có thể tìm thấy 2 địa điểm nghi vấn.

Sau khi chuẩn bị 2 năm, năm 1987, đội trưởng đội khảo cổ trở lại Lăng Gia Than. Lần này, ông đem theo một đội khảo cổ chuyên nghiệp hơn. Và những điều kỳ lại lại tiếp tục xuất hiện.

Chuyện kỳ lạ thứ 3: Quần thể cự thạch

Người dân làng nói với đội trưởng rằng, năm xưa, ở thôn có quần thể cự thạch, tảng nhỏ thì cao 5 đến 6 mét, tảng lớn cao tầm 9 mét, vây thành vòng tròn. Còn có những tảng đá lớn mà phía trên có tảng đá đặt ngang.

Miêu tả của người dân trong làng rất giống với cự thạch Stonehenge của Anh. Đội trưởng đoán chừng, quần thể cự thạch này là đài thiên văn, tìm thấy quần thể cự thạch thì có thể tìm thấy đàn tế cổ đại.

Nhưng ngay sau đó, người dân làng lại nói, đáng tiếc là vào thời những năm 1970, một quân nhân rời ngành về làng, không có tiền làm nhà. Vừa hay khi ở bộ đội, ông ấy học về bộc phá, cũng không biết ông ấy kiếm được thuốc nổ từ đâu đem về và đã nổ hết những khối đá cự thạch đó để xây nhà.

Năm 2016, các nhà khảo cổ đã chứng thực được những lời này của dân làng. Radar thám hiểm đất hiển thị, dưới lòng sông bên cạnh di chỉ, cũng phát hiện ra những kết cấu cự thạch.

Người dân làng dẫn đội khảo cổ đến vị trí cự thạch trước đây. Đội trưởng quyết định đào chỗ này. Quả nhiên ở dưới có rất nhiều mộ táng quý tộc.

Chuyện kỳ lạ thứ 4: Người ngọc

Trong ngôi mộ đầu tiên khai quật được, có 3 tượng người ngọc, mỗi tượng cao khoảng 10 cm, chi tiết mài rất bóng.

Khai quật được, có 3 tượng người ngọc, mỗi tượng cao khoảng 10 cm. (Chụp clip)

Điều trái ngược là, sau lưng tượng người ngọc có khoan lỗ, đường kính chỉ có 0,15 mm, xấp xỉ một sợi tóc. Cho dù ngày nay khoan lỗ như thế này cũng khá khó. Các chuyên gia nói, phải dùng khoan ống, đường kính mũi khoan 0,07 mm, vách ống 0,02 mm. Nếu không dùng khoan ống, thì chỉ có thể dùng khoan laser mà thôi.

Vậy 5.800 năm trước, người Lăng Gia Than làm thế nào có thể khoan được cái lỗ nhỏ như thế này? Về lý thuyết, thì dụng cụ kim loại họ còn chưa có.

Trong phòng thí nghiệm, các chuyên gia phóng đại lỗ khoan lên 40 lần, thấy vách lỗ vô cùng nhẵn bóng. Phóng to 60 lần, thì dường như phát hiện ra một điểm vấn đề. Lại phóng đại 120 lần, cuối cùng nhìn rõ, có một điểm nhỏ.

Chuyên gia nói, đây là dấu vết của khoan ống. Loại ống kích thước micron như thế này, làm sao có thể xuất hiện cách đây 5.800 năm được?

Ở Lăng Gia Than còn khai quật được một mũi khoan đá, nhưng lớn bằng tượng người đá, thì càng khiến người ta mê hoặc. Cho đến ngày nay, lỗ khoan trên lưng tượng người ngọc vẫn là một ẩn đố.

Chuyện kỳ lạ thứ 5: Mật mã người ngọc

Về công nghệ có chuyện trái ngược như thế này, thì bản thân tượng người ngọc có lẽ càng có ý nghĩa quan trọng.

Năm đó, khi những bức ảnh tượng người ngọc này truyền đến Hong Kong, đại sư Hán học Nhiêu Tông Di nói, đây là di tích viễn cổ có thể sánh với Sumer.

Quả nhiên, có người phát hiện ra rằng, chiếc mũ trên đầu tượng người ngọc có chút tương đồng với mũ của người Sumer, đều là kết cấu các mắt lưới nhỏ, và đỉnh mũ nổi lên.

Xem về tư thế, người ngọc hai tay duối, để trước ngực, nổi bật 5 ngón tay. Tượng người Sumer, 5 ngón tay cũng rất nổi bật, tạo hình 5 ngón tay này cũng rất thần bí, có thể thấy ở cự thạch Göbekli Tepe, cũng thấy trên tượng đá lớn Đảo Phục Sinh. Thông Thiên Thạch trên thảo nguyên cũng có, tượng đá Inca, Maya cũng có phù hiệu như thế này.

Có người cho rằng, đây là phù hiệu mà người ngoài hành tinh truyền cho nhân loại, tượng trưng cho một loại mật mã nào đó của vũ trụ. Mật mã này là gì? Dường như ở mỗi nền văn minh thượng cổ, mật mã này đều đã thất truyền.

Nhưng ngay sau đó, ở Lăng Gia Than lại khai quật được một thứ có liên quan đến mật mã này.

Chuyện kỳ lạ thứ 6: Rùa ngọc

Khi khai quật ngôi mộ cổ thứ 4, tìm được một con rùa ngọc. Giữa mai và bụng rùa kẹp một miếng ngọc, trên miếng ngọc là một ít chu sa màu đỏ tươi. Lưng rùa ngọc có 3 nhóm lỗ: 2-4-2. Bụng rùa ngọc có 3 nhóm lỗ: 2-1-2. Trên miếng ngọc có 4 nhóm lỗ: 9-5-5-4. Còn có đồ hình bánh xe Mặt trời vô cùng kỳ lạ.

Khai quật ngôi mộ cổ thứ 4, tìm được một con rùa ngọc. (Chụp clip)

Người ta nói, sau khi đại sư Nhiêu Tông Di nhìn thấy con rùa ngọc này, răng ông run lập cập, sau đó ông viết một bài viết, nói nên mấy quan điểm như sau: Nguyên quy phụ đồ (rùa cõng đồ hình), nguyên quy hàm phù (rùa ngậm phù hiệu).

Nói về thời Hoàng Đế và Đại Vũ làm quân chủ của thiên hạ, đều có con rùa đen cõng Lạc thư đến gặp họ. Không ngờ, những truyền thuyết này lại là thật, đã được rùa ngọc này chứng thực. Con rùa đá này là Lạc thư cổ đại nhất, cũng là hình gốc của Bát quái.

Lấy 5 ngón tay của người ngọc làm cơ sở, trái phải đối nhau, đem những lỗ trên con rùa và trên miếng ngọc kết hợp lại, ta có: trên 9 dưới 1, trái 3 phải 7, hai vai là 2 và 4, hai chân là 8 và 6. Đó chính là hình Lạc thư, tổ hợp thành hình vuông huyền bí: bất kể là cộng theo chiều ngang, dọc, chéo, đều có tổng là 15.

Về các lỗ trên miếng ngọc, khi xem nhóm lỗ 9-5-5-4 thì thấy: hai số 5 ở hai bên, đất (bên dưới) là số 4, trời (bên trên) là số 9. Đồ hình trên miếng ngọc là khái niệm 4 phương 8 hướng, biểu thị 8 phương của trời đất, 8 tiết khí của vũ trụ.

Bánh xe Mặt trời 8 chùm ánh sáng ở trung tâm miếng ngọc trông rất cổ xưa. Trong chữ hình nêm của người Sumer biểu thị Trời, gọi là An, trong rất nhiều nền văn minh cổ đều có phù hiệu này.

Ngày nay, các chuyên gia giải thích rùa ngọc này rằng, đây là vật chiêm bói cổ xưa nhất, là quẻ chữ số nguyên thủy nhất, có liên quan đến khởi nguồn của tinh tượng học, khởi nguồn của chữ số, khởi nguồn của lịch pháp Trung Hoa.

Chuyện kỳ lạ thứ 7: Chim ưng ngọc

Khai quật ngôi mộ cổ thứ 29, tìm được một con chim ưng ngọc. Chuyên gia nói, đây là một con chim ưng, cõng 2 đồ lễ tế (đại thể là 2 đầu lợn), bay về phía Mặt trời để hiến tế.

Có thể người Lăng Gia Than sùng bái Totem chim ưng. Trong văn hóa cổ đại Trung Hoa, sớm hơn Lăng Gia Than chỉ có tộc Thiếu Hạo sùng bái Mặt trời, sùng bái chim, phù hiệu của họ gần giống với chim ưng ngọc này. Muộn hơn Lăng Gia Than, thì có tộc Tam Tinh Đôi sùng bái Mặt trời và sùng bái chim, Thần Điểu Thái Dương của họ khác với chim ưng ngọc kia.

Tạo hình chim ưng xòe đôi cánh là rất hiếm ở Trung Quốc, thậm chí ở cả vùng phương Đông cũng rất hiếm, chỉ có ở văn minh phương Tây là có tạo hình chim ưng xòe 2 cánh, như các biểu tượng chim ưng đầu trắng của Mỹ, chim ưng 2 đầu của Nga, chim ưng Thần của Đức, cũng như biểu tượng chim ưng của các nước thế giới Hồi giáo như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Syria, Ai Cập… trên quốc huy và quốc kỳ của họ cũng có chim ưng.

Ở văn minh phương Tây thời viễn cổ, Ai Cập cổ sùng bái hình tượng 2 cánh chim dang rộng. Người Sumer còn sớm hơn người Ai Cập cổ, biểu tượng của họ cũng là con chim ưng dang 2 cánh, ở giữa bụng là một Mặt trời. Người Sumer là một nền văn minh sớm nhất, cách đây 6.000 năm bỗng nhiên xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà. Họ tự xưng là “người đầu đen đến từ phương Đông”, và 4.000 năm trước bỗng nhiên biến mất.

Thần thoại Sumer nói rằng, Thần là người ngoài hành tinh từ Nibiru đến, gọi là Anunnaki. Anunnaki sáng tạo ra nhân loại, mục đích là để nhân loại giúp họ khai thác vàng trên Trái đất. Chim ưng xòe cánh và bánh xe Mặt trời của người Sumer chính là hình ảnh những người Anunnaki trong truyền thuyết ngồi phi thuyền. Sau đó, chúng diễn biến thành biểu tượng của tôn giáo thờ Lửa của người Ba Tư, càng trực quan hơn.

khai quật được con chim ưng bằng ngọc có niên đại 5.800 năm, lại tương đồng với vật tổ (Totem) của người Sumer nằm cách đó 7.000 km. (Chụp clip)

Chim ưng ngọc ở Lăng Gia Than rốt cuộc có liên quan đến người Sumer hay không? Có lẽ đây là bí mật chỉ có người Anunnaki mới biết được.

Chuyện kỳ lại thứ 8: Rồng ngọc

Năm 1998 lại khai quật được một con rồng ngọc. Tạo hình con rồng ngọc cắn đuôi của mình rất kỳ lạ, dường như chưa từng có ở Trung Quốc. Đã từng có chuyên gia hoài nghi, đây có phải là rồng không. Bởi vì phù hiệu thế này thì có rất nhiều ở phương Tây, người ta gọi là rắn ngậm đuôi. Đây là một trong những phù hiệu Thần thoại lâu đời nhất trên thế giới, các loại văn minh cổ đều có phù hiệu này, chỉ riêng Trung Quốc là không có.

Ở Trung Quốc, có một số biểu tượng gần giống với rồng ngọc Lăng Gia Than, gần nhất là Trung Hoa đệ nhất long, khai quật ở Liêu Ninh, và đĩa gốm hoa văn rồng khai quật ở chùa Đào, Sơn Tây, nhưng chúng đều không cắn đuôi mình. Đằng sau con rồng ngậm đuôi này có bí mật gì? Các chuyên gia đều không có lời giải thích.

Người ta còn phát hiện ra rất nhiều đồ ngọc kỳ lạ khác, như đồ ngọc hình số 8. Nếu dùng thể hệ văn hóa phương Tây giải thích, thì nó giống với phù hiệu luyện kim thuật rắn ngậm đuôi, biểu hiện lớn vô cùng.

Còn có đồ ngọc hình tam giác kỳ dị, trong các thể hệ phù hiệu Trung Hoa, thì nó không giải thích được, nhưng trong thể hệ phù hiệu Sumer, nó là cây sinh mệnh.

Còn có đồ ngọc hình chiếc gậy có vòng tròn, nếu để vào trong các phù hiệu Sumer, thì chính là nút thắt Ishtar.

Còn có đồ ngọc kỳ lạ hình cái kèn, rất bóng. Phóng đại 120 lần, vẫn không nhìn thấy vết tích mài. Chỗ mỏng nhất chỉ có 0,5 mm, mỏng như vỏ trứng gà. Chiếc kèn ngọc tinh tế nhất này, trong thể hệ các phù hiệu phương Đông và phương Tây, đều không tìm thấy ý nghĩa đối ứng.

Có chuyên gia đoán rằng, Lăng Gia Than là văn hóa chuẩn thương nghiệp, họ xuất khẩu lượng lớn đồ ngọc tinh xảo đến các bộ lạc xung quanh. Những đồ ngọc kỳ dị này, liệu có phải là hàng đặt gia công chăng? Bộ lạc đặt làm chiếc kèn ngọc đã bị biến mất trong dòng sông dài lịch sử. Còn những bộ lạc đặt đồ ngọc như rắn ngậm đuôi, chim ưng Mặt trời, rùa ngọc… sau đó được lưu truyền lại. Nếu đúng là như vậy, thế thì Lăng Gia Than là trung tâm của thế giới vào 5.800 năm trước.

Chuyện kỳ lạ thứ 9: Thành phố

Năm 2007, các chuyên gia càng ngày càng đào rộng, nên không đào những mộ cổ chứa đầy đồ ngọc nữa, mà bắt đầu đào những khu vực khác. Kết quả, đã khiến lịch sử hình thành thành phố Trung Quốc bị đẩy sớm lên 1.000 năm.

Các chuyên gia đào ven theo bên ngoài tầng đất đỏ, đào mấy km, cuối cùng tầng đất đỏ biến mất, xuất hiện một chiếc hào. Đào tiếp dọc theo chiếc hào, đào hơn 2.000 mét, chiếc hào nối thông với sông Dụ Khê, vây Lăng Gia Than thành một bán đảo. Lăng Gia Than như một thành bang có sông bao quanh bảo vệ thành.

Thế giới công nhận thành bang của người Sumer là sớm nhất, cũng chỉ có tuổi đời 6.000 năm. Thành bang của Lăng Gia Than có niên đại 5.800 năm, khi so với thành bang lâu đời nhất của người Sumer thì nó lớn ít nhất gấp đôi.

Lúc này, có người đưa ra nghi vấn, con sông bảo vệ thành này có thể là người đời sau đào, không phải thời đại người Lăng Gia Than đào. Bởi vì cuộc sống của Lăng Gia Than ở bên trong sông bảo vệ thành, nhưng khu mộ táng lại nằm bên ngoài sông bảo vệ thành, điều này rất không hợp lý.

Nhưng sau đó, các chuyên gia lại tiếp tục đào ở phạm vi ngoài khu mộ táng, phát hiện ra một con sông bảo vệ thành thứ 2, khiến diện tích của thành bang này tăng gấp đôi.

Bí ẩn lớn nhất của Lăng Gia Than

Thực tế, trong toàn bộ di chỉ hoành tráng này, lại chưa từng đào được một bộ hài cốt người nào. Tất cả đồ ngọc trong các ngôi mộ xếp thành hình người, nhưng điều duy nhất là không có xương cốt.

Các chuyên gia nói, có thể vùng An Huy này, thổ nhưỡng tính acid quá lớn, chôn 5, 6 nghìn năm, xương cốt người đã bị tan từ lâu.

Thế nhưng, trong khu vực sinh hoạt bình dân lại khai quật được nhiều loại xương cốt động vật như bò, dê, gia cầm… duy chỉ xương người là không có.

Liên tưởng đến di chỉ Tam Tinh Đôi và Sumer, trong khi một nơi có đồ đồng thanh gây chấn động, một nơi có văn tự và Thần thoại gây chấn động, thì Lăng Gia Than là một nơi có đồ ngọc gây chấn động. Cả 3 địa danh này đều nằm trên vĩ tuyến 31 độ Bắc, đều đột nhiên xuất hiện và đột nhiên biến mất, và đều không tìm thấy xương cốt người. Lẽ nào họ đều đang cố ý che giấu điều gì?

Nguồn: NTDVN