Tam Tinh Đôi là một khu di tích rất thần bí. Việc khai quật khu di tích này đã được tiến hành hơn vài thập kỷ, nhưng càng khai quật thì những văn vật thu được lại càng kỳ lạ, càng khai quật thì các nhà khoa học lại càng không thể giải thích được.
Tượng người bằng đồng được khai quật ở Tam Tinh Đôi. Bức ảnh thứ nhất bên trái là tượng đồng đầu người thân chim, bốn bức ảnh bên phải là tượng đồng đầu người mình rắn. (Ảnh: Public Domain)
Di chỉ Tam Tinh Đôi nổi tiếng luôn là đối tượng được công chúng chú ý, kể từ ngày nó được phát hiện, mọi thành phần trong xã hội đều chú ý đến tiến độ khai quật của Tam Tinh Đôi. Tuy nhiên, hàng chục nghìn di tích văn hóa kỳ lạ đã được khai quật ở Tam Tinh Đôi, khiến Trung Quốc và thế giới chấn động, chờ đợi sự giải thích của các chuyên gia văn hóa và lịch sử, tuy nhiên, việc giải thích ý nghĩa của các di tích gặp rất nhiều khó khăn.
Rõ ràng chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu chuyên sâu nhưng tại sao các chuyên gia khảo cổ lại đột nhiên ngừng khai quật?
Trước sự nghi ngờ của tất cả các bên, các chuyên gia đã nói một điều: Những di tích được khai quật khiến giới chuyên môn hoảng sợ.
Di chỉ Tam tinh đôi ở ở Hà Nam, phía tây bắc Quảng Hán, Tứ Xuyên, Trung Quốc, là địa điểm văn hóa lớn nhất, lâu đời nhất và phong phú nhất từng được phát hiện ở phía tây nam Trung Quốc. Năm 1929, với sự phát hiện tình cờ của những người nông dân địa phương, tàn tích Tam Tinh Đôi lại xuất hiện. Năm 1934, một nhóm khảo cổ do Bảo tàng Đại học Hoa Tây Trung Quốc thành lập đã lần đầu tiên khai quật di chỉ Tam Tinh Đôi ở quy mô nhỏ.
Dựa trên những di tích văn hóa được khai quật, bảo tàng đã biên soạn "Bản tóm tắt về cuộc khai quật ở Hán Châu". Sau đó, từ những năm 1950 đến những năm 1980 và 1990, các đội khảo cổ liên tiếp khai quật di tích Tam Tinh Đôi. Các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng nền văn hóa cổ Tam Tinh Đôi được phân bố rộng rãi ở Tứ Xuyên, và khai quật được nhiều hiện vật đặc biệt khác với bất kỳ nền văn hóa khảo cổ nào, do đó, những người khai quật đã đặt tên cho nền văn hóa khảo cổ này là " Văn hóa Tam Tinh Đôi".
Sau khi hai "hố hiến tế" được khai quật vào năm 1986, hàng nghìn đồ đồng, vàng, ngọc bích, ngà voi và hàng nghìn vỏ sò đã được thu thập, đồng thời cũng phát hiện được vị trí thành phố cổ Tam Tinh Đôi. Cộng đồng học thuật đã hoàn toàn hiểu rằng, văn hóa Tam Tinh Đôi thực chất là một nền văn minh cổ đại huy hoàng với đồ đồng, thành phố hiện đại, biểu tượng chữ viết và các công trình nghi lễ quy mô lớn, phá vỡ những hiểu biết trước đây của giới học thuật.
Ảnh trái: Thần Câu Mang, thân chim mặt người, cưỡi trên hai con rồng trong Sơn Hải Kinh. Ảnh phải: Tượng đồng được tìm thấy ở Tam Tinh Đôi. (Ảnh chụp từ video Epoch Times)
Văn hóa Tam Tinh Đôi cũng đẩy lịch sử văn minh của nước Thục cổ đại sớm lên tới 1.500 năm, sớm hơn 700 năm so với sự tồn tại của nhà Hạ. Chúng ta biết rằng chưa có hệ thống chữ viết nào liên quan đến nhà Hạ được khai quật, nhưng có rất nhiều ghi chép về nhà Hạ ở các thế hệ sau. Những chiếc đầu người bằng đồng được khai quật ở Tam Tinh Đôi với nụ cười kỳ lạ và bí ẩn đã thu hút nhiều ý kiến khác nhau.
Vì vậy, nhiều người cho rằng người ngoài hành tinh đã đến trái đất từ hàng ngàn năm trước và những thứ này là những sản vật của người ngoài hành tinh. Trong số đó, bức tượng đồng cao 1,8m được mệnh danh là “Vua tượng đồng thế giới”, có lịch sử hơn 3.000 năm. Có người cho rằng đây là hình ảnh của một thế hệ vua Thục, trong khi số khác lại cho rằng hình tượng của nó rất giống từ “xác chết” trong chữ Hán cổ và nên hiểu là “xác chết đứng”.
Tượng đồng đứng hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên, có lịch sử hơn 3.000 năm, là tượng đồng cao nhất và lâu đời nhất được phát hiện ở Trung Quốc. (ShutterStock)
Về lý do tại sao việc khai quật hiện nay bị đình chỉ, các chuyên gia khảo cổ học cho rằng có quá nhiều điều không thể giải thích được đã được khai quật tại địa điểm Tam Tinh Đôi mà trước đây chưa từng được nhìn thấy, nghe thấy hoặc ghi lại. Do nền văn hóa Tam Tinh Đôi có lịch sử lâu đời nên một số hiện tượng bí ẩn khi khai quật được từ các các di tích văn hóa thì khoa học không thể giải thích được. Vì vậy, để bảo vệ sự toàn vẹn của di tích văn hóa và giảm thiểu thiệt hại cho di tích văn hóa, việc khai quật chỉ có thể dừng lại.
Nhiều chuyên gia xác định, nền văn hóa Tam Tinh Đôi có trước nền văn minh Trung Hoa lần này và những văn vật khai quật được tương ứng với những điều được nhắc đến trong ‘Sơn hải kinh’.
Theo giới thiệu của viện trưởng Viện nghiên cứu khảo cổ Tam Tinh Đôi, tổng diện tích phân bố của di chỉ lên tới 12 triệu mét vuông, tuy nhiên hiện tại diện tích của tất cả các cuộc khai quật chỉ dưới 2 vạn mét vuông. Mặc dù vậy, phần nổi của tảng băng di tích Tam Tinh Đôi này đã đủ để thay đổi sự hiểu biết cứng nhắc của con người ngày nay về lịch sử.
Nguồn: NTDVN