Ngôi làng thông thái – biết hết mọi việc trên thế giới

13/03/2024 - Lượt xem: 799

Bí ẩn lạ lùng nhưng có thật! Tại sao một ngôi làng ở nơi xa xôi hẻo lánh, nơi những người dân của bộ lạc Kogi sinh sống, được coi là ngôi làng của những nhà thông thái? Người dân sinh sông nơi đây hầu như không có bệnh tật, không ai bị sâu răng, tuổi thọ trung bình xấp xỉ 100 tuổi.

Không có gì là ngẫu nhiên, vậy điều gì khiến họ làm được kỳ diệu như vậy?

Ảnh kênh TCT

Ngôi làng của những người thông thái

Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ Kogi ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia.

Người Kogi có một vóc dáng nhỏ nhắn, nước da ngăm, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài đối với cả nam lẫn nữ. Tất cả mọi người trong bộ tộc đều mặc trang phục giống nhau. Họ sống trong những ngôi nhà nhỏ làm bằng gỗ và lá cây, mát mẻ và sạch sẽ.

Và đâu là những điều đặc biệt nhất về bộ tộc Kogi. Tại sao họ được gọi là ngôi làng của những người thông thái?

Ảnh chụp màn hình kênh TCT

Các cư dân của bộ tộc Kogi khẳng định rằng: “Tổ tiên chúng tôi đã xuất hiện trên trái đất này từ rất xa xưa. Xưa hơn tổ tiên của loài người ở thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ những việc trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra với Trái đất này”.

Theo khảo sát của một số nhà khoa học thì bộ tộc này đúng là đã có niên đại khoảng từ 7 – 8 nghìn năm.

Thậm chí, tộc người Kogi còn được cho là có trước cả thời đại văn minh của Inca và Maya ở Nam Mỹ. Có lẽ chính vì khả năng tiên đoán và biết trước những gì sắp xảy ra mà người Kogi vẫn có thể bình yên trải qua những biến động to lớn trên địa cầu trong hàng nghìn năm qua.

Theo quan niệm của người Kogi:

“Sống thuận theo thiên nhiên thì sẽ tránh được bệnh tật. Ngược lại, nếu thiên nhiên bị phá hủy thì con người sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, phải đối mặt với đủ loại bệnh tật kỳ lạ”.

Trong bài phóng sự từ tháng 9/2006 của đài CNN cho thấy cảnh người Kogi đi bộ hàng km chỉ để phản đối việc ngăn cửa biển, chặn hệ thống thoát nước để xây dựng quảng trường Puerta Brisa, nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp khai thác mỏ của Colombia.

Tộc người quanh năm gắn bó trong rừng sâu song lại có hiểu biết về thế sự và dự báo về tương lai chính xác đến kinh ngạc.

Từ phóng sự, một giáo sư về động vật và sinh vật học biển đã bày tỏ quan điểm đồng tình với tộc người Kogi. Giáo sư Alex Rogers, thuộc Đại học Oxford cho biết:

 “Quan điểm của tộc người hoàn toàn đúng. Nếu vùng biển bị cô lập thì những bất ổn trên quốc gia và toàn bộ hành tinh chắc chắn sẽ xảy ra bởi những tranh chấp”.

Đâu là bí quyết để bộ tộc có thể tiên đoán hoàn cảnh và trường tồn như vậy suốt lịch sử? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu

Thứ nhất, tất cả người Kogi đều ăn chay

Thức ăn chính của họ là hoa, củ, quả và lá cây… không một ai ăn thịt, cá hay bất cứ thức ăn từ động vật nào, kể cả côn trùng.

Điều này diễn ra một cách tự nhiên, đã trở thành thói quen của người dân nơi đây mà không có bất kì một sự ràng buộc nào. Theo họ, việc ăn uống như vậy là thể hiện của sự thiện lương trong tâm hồn.

Người Kogi đều tâm niệm rằng: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ”?

Thứ hai, họ rất kiêng kị sự ích kỷ và tham lam.

Mặc dù việc gieo trồng hết sức đơn giản và thô sơ, cũng không có một biện pháp khoa học hay hóa chất nào được sử dụng, nhưng tộc người Kogi không hề lo lắng về việc thiếu thốn lương thực, họ cũng không bao giờ tích trữ lương thực.

Theo họ, việc tích trữ khiến con người ta trở nên ích kỷ, tham lam, lâu dần sẽ tạo nên sự tư tâm, muốn chiếm hữu nhiều hơn.

Từ đó dẫn khởi sự chiếm đoạt, khơi nguồn chiến tranh tàn sát lẫn nhau. Ngoài ra, sự dư thừa còn làm rối loạn trật tự của tự nhiên, phát sinh những biến đổi khôn lường.

Thứ ba, lối sống thuận theo tự nhiên.

Bộ tộc Kogi có tuổi thọ hết sức cao, trung bình lên tới 100 tuổi. Họ gần như không mắc bệnh, rất khỏe mạnh, ngay cả sâu răng cũng không một ai bị. Đây quả là điều ao ước của con người hiện đại.

Người Kogi quan niệm: “Nếu sống thuận theo thiên nhiên thì không thể nào có bệnh được, bệnh tật chỉ là hậu quả của những gì trái với tự nhiên.

Ngoài ra sự tương giao của con người với thiên nhiên hết sức mật thiết, khi thiên nhiên bị phá hoại thì chắc chắn con người sẽ chịu nhiều ảnh hưởng và khi đó sẽ có đủ các bệnh tật kỳ lạ xảy ra”.

Người Kogi không thờ bất cứ một vị thần nào, cũng không có các hoạt động tâm linh tôn giáo nào cả. Nhưng tất cả các thanh niên trong bộ tộc đều phải trải qua một khóa thiền định tu tập trong vòng 9 năm trước khi được xem là một người trưởng thành.

Trong 9 năm này, họ sẽ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá, suy ngẫm về sự liên kết, giao thoa, hòa hợp của trời đất, tự nhiên và con người. Những Trưởng lão trong làng có nhiệm vụ truyền lại kinh nghiệm và sự hiểu biết về vũ trụ cùng tâm thức của họ cho thế hệ trẻ của bộ tộc

Những trưởng lão trong làng có thể biết được nhiều điều xảy ra khắp nơi trên thế giới, mặc dù họ không hề rời khỏi đỉnh núi. Được biết, sáng nào họ cũng giành rất nhiều thì giờ để tĩnh tâm, “giao cảm với tâm thức của vũ trụ”.

Thứ tư, chú trọng mài dũa tâm và thân

Để hoàn thiện bản thân mình hơn, người Kogi thường dùng một thanh gỗ nhỏ chọc vào chiếc cối gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột rồi thỉnh thoảng chấm vào lưỡi để nhắc nhở bản thân mình phải mài dũa tâm và thân hơn, hiểu rõ sống sao cho đúng đắn và vẹn toàn.

Từ đó ý thức được nhiều điều kỳ diệu của bản thân và vũ trụ.

Năm 1990, một bộ phim tài liệu nổi tiếng của kênh BBC cho thấy bộ tộc Kogi đã cố gắng liên hệ với thế giới bên ngoài để cảnh báo con người về tương lai của Trái Đất.

Người Kogi lắng nghe thiên nhiên, họ cảm nhận những thay đổi và chứng kiến các vụ lở đất, lũ lụt, nạn phá rừng… ở quanh khu vực dãy núi Sierra Nevada.

Theo đó, họ lên án hành vi của con người trên Trái đất, họ cho biết việc con người đang làm tổn thương Trái Đất cũng đồng nghĩa đang hủy hoại toàn bộ cơ thể mình.

Ngôi làng bí ẩn trăm năm không có muỗi

Tại Phúc Kiến, Trung Quốc, có một ngôi làng cổ kính thanh bình trải dọc theo thung lũng dưới chân những ngọn núi hùng vĩ quanh năm mờ sương.

Ngôi làng có tên là Đinh Vũ Linh. Đây là nơi sinh sống của tộc người thiểu số Khách Gia. Ngôi làng nhỏ nhắn, mộc mạc nhưng lại có một lịch sử tới nghìn năm.

Tuy nhiên, điểm kỳ lạ nhất của ngôi làng không nằm ở cảnh quan kiến trúc. Mà là nơi đây tuyệt nhiên không có bóng dáng một con muỗi nào. Dù ngôi làng trải dọc theo sườn núi, bao phủ bởi cây cối xum xuê và hòa mình với các con suối, vụng nước thiên nhiên.

Lẽ ra Đinh Vũ Linh phải là nơi có rất nhiều muỗi, đặc biệt là mùa hè. Nhưng du khách tới đây không thấy một con muỗi nào.

Ảnh chụp màn hình kênh TCT

Hiện tượng này đã tồn tại như vậy không phải trong một tháng, một mùa đặc biệt. Nó đã như vậy tự ngàn xưa đến nay. Rất nhiều nhà khoa học muốn đưa ra giải thích nhưng chưa thể tìm ra nguyên nhân.

Theo người dân địa phương, thì bí ẩn này liên quan tới Khối đá linh dị hình con cóc ở đầu núi trước làng. Cách khối đá không xa, có một ngôi miếu nhỏ là nơi người dân Đinh Vũ Linh thể hiện tín ngưỡng đối với linh thạch này.

Người dân nơi đây tin rằng, “đá cóc thiêng này” đã giúp xua đuổi muỗi từ xưa đến nay. Theo truyền thống xa xưa, Định kỳ, các thế hệ trong làng đều cùng nhau quét dọn cảnh quan, đường miếu và giữ sạch tảng đá thiêng này.

Ngoài ra, một tập quán văn minh cũng được người nơi đây duy trì như một nét văn hoá của mình. Đó là thói quen vệ sinh rất sạch sẽ. Họ thu gom rác sinh hoạt rồi chôn chúng trên sườn đồi cách xa làng, giúp không khí trong vùng luôn thoáng đãng và trong lành.

Ngày nay, thế giới bên ngoài không chỉ biết đến nơi đây là “Ngôi làng không muỗi”, Đinh Vũ Linh còn hấp dẫn du khách nhờ bề dày lịch sử, văn hóa độc đáo, kiến trúc khác lạ và phong cảnh bình yên hữu tình.

Ngôi làng không cần cảnh sát, người dân có thể thoải mái để tiền ngoài đường

Ngôi làng nhỏ bình yên này tên là làng Eibenthal nằm ở phía tây Romania – một quốc gia văn minh nằm ở đông nam châu Âu. Dòng sông Danube xanh trong ngăn cách ngôi làng với phần còn lại của đất nước.

Eibenthal được mệnh danh là ngôi làng bình yên và chân thật nhất thế giới. Nơi đây nạn trộm cắp không tồn tại. Người dân có thể an tâm sống bình yên, thậm chí không cần lực lượng an ninh để bảo vệ trật tự trị an.

Ảnh chụp màn hình kênh TCT

Đã từ lâu nạn trộm cắp và tội phạm không xảy ra, nên làng Eibenthal cũng chẳng còn đồn cảnh sát. Người dân sống hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, và lịch thiệp.

Danh tiếng của “ngôi làng không có trộm cắp” được nhiều người biết tới kể từ năm 1996. Khi người dân bắt đầu hình thành thói quen treo túi để tiền bên ngoài cửa. Những người giao hàng hoá quen chỉ việc tới lấy tiền và đặt hàng vào túi.

Một cư dân trong vùng là chị Augustina Pospisil, 40 tuổi, là khách quen của một tiệm bánh mì cách đó chừng 20km chia sẻ:

“Xe giao bánh mỳ cứ hai ngày mới tới đây một lần. Tôi mua mỗi lần 4-5 ổ. Sẽ bỏ tiền vào túi và ghi lại lời nhắn cần lấy bao nhiêu bánh. Khi tài xế đến, họ giao bánh và trả lại tiền thừa vào túi”

Cứ như vậy, chị Augustina Pospisil đã có thói quen này 15 năm nay. Chị chưa bao giờ bị mất tiền hay bánh mỳ.

Một cư dân khác trong vùng là bà Stefan Benedict, 75 tuổi, cho biết gia đình bà có 4 thế hệ sống ở làng Eibenthal, chưa từng thấy việc mất cắp xảy ra ở đây.

Không chỉ bánh mỳ, tiền lẻ, người dân tại đây cũng tôn trọng không xâm phạm các tài sản khác của mọi người. Họ không xâm lấn đất đai, lấy tài sản của người khác.

Người làng có thói quen không bao giờ đặt chân lên nhà người khác mà chưa được phép của chủ nhân. Nếu muốn vào nhà ai đó, họ sẽ gọi từ cổng. Không có ai đáp lại, họ quay trở về mà không tự ý đi vào nhà.

300 nhân khẩu làng Eibenthal rất yêu mến cuộc sống của mình. Họ tự hào về quê hương bình yên được nuôi dưỡng từ sự chân thật của toàn thể cộng đồng.

Nguồn: VDH