Phát hiện hệ thống ống sắt 150.000 năm tuổi tại Trung Quốc: Văn minh công nghiệp có tính chu kỳ?

25/02/2024 - Lượt xem: 296

Theo các nhà khoa học, nền văn minh hiện nay được tính từ nền văn minh Lưỡng Hà cách đây 11.500 năm. Tuy nhiên, việc phát hiện hệ thống ống sắt 150.000 năm tuổi ở Thanh Hải, Trung Quốc gần đây, đã khiến các nhà khoa học cho rằng: Văn minh công nghiệp có thể có tính chu kỳ.

Một số hình ảnh về hệ thống ống sắt 150.000 năm tuổi được phát hiện ở Thanh Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Tổng hợp qua Sohu)

Hệ thống đường ống sắt 150.000 năm tuổi

Trong một khu vực có hình dáng giống như kim tự tháp bị hư hỏng nặng ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc gần núi Baigong, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hệ thống ống bằng sắt dẫn nước trong ba hang động. Hệ thống ống nước này dẫn đến một hồ nước mặn gần đó.

Ngoài ra còn có các đường ống dưới lòng hồ và trên bờ. Các ống sắt này có kích thước đa dạng, một số nhỏ hơn que tăm. Kỳ lạ nhất là chúng có độ tuổi khoảng 150.000 năm. Vậy các đường ống sắt 150.000 năm tuổi ở Trung Quốc này do ai tạo ra?

Theo Brian Dunning của Skeptoid.com, Viện Địa chất Bắc Kinh đã thực hiện xác định niên đại bằng phương pháp nhiệt phát quang, một kỹ thuật xác định khoảng thời gian mà khoáng chất kết tinh được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc bị nung nóng.

Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã ở Trung Quốc đã đưa tin về khu vực kim tự tháp, các đường ống nước và cuộc nghiên cứu bắt đầu bởi một nhóm các nhà khoa học được cử đến điều tra vào năm 2002.

Hệ thống "ống sắt" này được gắn vào các bên trong bức tường đá của hang động từ rất xa xưa, không hề có dấu hiệu ai đó đã đặt chúng vào đó trong thời đại ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hai đường ống sắt màu nâu đỏ có đường kính 40 cm và 10 cm chạy dọc bức tường đá; trên bãi hồ cách cửa hang hơn 40 mét cũng có nhiều ống sắt có đường kính từ 2 cm đến 4,5cm.

Đây rất có thể là những gì còn sót lại của một hệ thống đường ống bằng sắt, dùng để vận chuyển nước từ hồ lên núi.

Chất liệu của những ống sắt này không giống chất liệu tự nhiên, chúng giống chất liệu tổng hợp nhân tạo hơn. Thành phần chính của những "ống sắt" này là canxi oxit và silicon dioxide, tổng thành phần của cả hai đạt 60%, hàm lượng sắt cũng chiếm khoảng 30% và 8% còn lại là những thành phần chưa biết.

Sau khi phân tích mức độ ăn mòn của ống sắt, tỷ lệ các thành phần khác nhau và môi trường xung quanh, các nhà khoa học tin rằng chúng có lịch sử ít nhất 150.000 năm.

Phát hiện này gây ra sự ngạc nhiên lớn, bởi vì chúng ta vẫn biết rằng trong nền văn minh nhân loại ngày nay thì Thời đại đồ sắt chỉ mới xuất hiện khoảng 3.500 năm trước.

Vậy thì, hệ thống ống sắt trong hang động này có thời đại vượt xa nguồn gốc của nền văn minh nhân loại hiện nay. Điều này đặt ra một số câu hỏi lớn đối với chúng ta: Trước lịch sử văn minh nhân loại lần này, liệu đã tồn tại một nền văn minh công nghiệp khác hay không? Và liệu các nền văn minh công nghiệp trên Trái đất có tính chu kỳ hay không?

Văn minh công nghiệp có tính chu kỳ?

Trong một thời gian, có rất nhiều suy đoán khác nhau về nguồn gốc và công dụng của những ống sắt bí ẩn này. Có ý kiến cho rằng những ống sắt này có thể là bằng chứng về chuyến viếng thăm của các nền văn minh ngoài hành tinh, những người đã tạo ra những công trình công nghiệp này bằng những phương tiện vượt xa công nghệ của Trái Đất vào thời điểm đó.

Một quan điểm khác cho rằng những ống sắt này có thể là tàn tích của một nền văn minh công nghiệp đã tuyệt chủng trên Trái Đất. Nền văn minh công nghiệp này chính là công nghệ của một nền văn minh tiền sử nào đó từng tồn tại trước nền văn minh nhân loại ngày nay.

Giả thuyết này được các nhà khảo cổ ủng hộ vì những tàn tích không thể giải thích được của công nghệ được cho là do các nền văn minh tiền sử tạo ra đã được tìm thấy trên khắp thế giới.

Dù thế nào thì hệ thống ống sắt Baigong là một khám phá có giá trị và ý nghĩa to lớn, nó có thể tiết lộ bí mật của các nền văn minh tiền sử hoặc các nền văn minh ngoài hành tinh ẩn giấu trên Trái Đất. liệu nền văn minh công nghiệp hiện nay của chúng ta cũng chỉ là đang trong một chu kỳ?

Một số bằng chứng khác về nền các văn minh tiền sử

Các bằng chứng hóa thạch của các nền văn minh tiền sử là rất rất hiếm được tìm thấy, do các hoạt động xói mòn và điều kiện kiến tạo sẽ hủy hoại sự tồn tại lâu dài của các cổ vật. Chúng ta sẽ rất dễ dàng bỏ lỡ một nền văn minh công nghiệp chỉ tồn tại 100.000 năm — lâu hơn 500 lần so với nền văn minh công nghiệp của chúng ta đã tạo ra cho đến nay.

Tuy nhiên thực tế trên Trái đất, một cách rất tình cờ, một số người đã tìm thấy những bằng chứng vô cùng quý giá của các nền văn minh tiên tiến thời tiền sử, có thể ví như họ đã tìm thấy những "cây kim" trong đống cỏ khô.

Búa Luân Đôn

Hình ảnh chiếc Búa Luân Đôn (Ảnh: Wikipedia)

Búa Luân Đôn là cổ vật 'nhân tạo' cổ xưa nhất được phát hiện cho đến nay. Cổ vật này được tìm thấy ở London trong một khối đá có niên đại gần nửa tỷ năm. Ai trên Trái đất có thể chế tạo ra một chiếc búa trông hiện đại như thế này vào 400 triệu năm trước? Những người đã phân tích cổ vật lập luận rằng gỗ làm tay cầm đã bị cacbon hóa thành than, điều này cung cấp một manh mối khác về thời đại cực kỳ tiên tiến của vật phẩm.

Quả cầu Klerksdorp

Quả cầu Klerksdorp (Ảnh: Wikipedia)

Vật thể bí ẩn này thậm chí còn lâu đời hơn cả Búa Luân Đôn. Quả cầu Klerksdorp được cho là được chế tạo vào khoảng 570 triệu năm trước.

Nghiên cứu cho thấy 'quả cầu' chứa một hợp kim kim loại trên bề mặt cứng hơn thép, bảo vệ các quả cầu khỏi bị hư hại. Một số quả cầu dường như có 'rãnh chính xác' trên bề mặt mà phải được tạo ra bằng các công cụ tiên tiến. Theo các học giả chính thống, 570 triệu năm trước, sự sống duy nhất trên Trái đất là các sinh vật đơn bào.

Lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm tuổi

Năm 1972, một nhà máy của Pháp nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, Cộng hòa Gabon (châu Phi). Các kỹ sư rất ngạc nhiên khi phát hiện số quặng uranium này đã được chiết xuất sẵn. Họ tìm hiểu và xác nhận đây là một lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, quy mô lớn, hình thành từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động trong khoảng thời gian 500.000 năm.

Một công nhân đứng cạnh một dải quặng uranium đã cạn kiệt của lò phản ứng hạt nhân của Kỷ băng hà đầu tiên, tại Oklo, Gabon. (Ảnh: qua NASA)

Nguồn: NTDVN