Tản mạn Đường thi Đỗ Mục hoài cổ, tài tử phong lưu
22/06/2023 - Lượt xem: 552
Chùa Khai Nguyên là một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở Tuyên Thành, và đây cũng là một nơi rất đẹp để Đỗ Mục thưởng cảnh thư giãn.
Vào cuối đời Đường, Đỗ Mục, một thi nhân phong lưu nổi danh thiên hạ, đã kết duyên với thành trì này, ông thường du lãm trong ngôi chùa cổ bên sông Uyển Khê, viết ra những vần thơ ưu mỹ.
Bức tranh là một phần của "Bình Dương Truyền Đăng tự đồ" do người nhà Thanh vẽ. (Phạm vi công cộng)
Đây là một thành trì sơn thủy nổi tiếng ở Giang Nam sương mù, phía đông thành có sông Uyển Khê lặng lẽ chảy, phía đông bắc có ngọn núi Kính Đình thanh u linh tú. Nó được gọi là Tuyên Châu, cảnh sắc sông núi như tranh vẽ của nó đã thu hút vô số văn nhân dừng chân thưởng ngoạn, ca vịnh không ngơi.
Do đó, đây cũng là một thắng địa phong nhã của giới văn nhân, Tạ Thiếu, thi nhân thời Nam triều, cũng là một quan chức, đã tu sửa lại nơi Cao Trai sống cuộc sống ẩn sĩ, sáng tác thơ phong cảnh đã đạt đến đỉnh cao; Thi tiên Lý Bạch thời Đường đã bảy lần mạn du nơi đây, leo núi lội sông, thi phú trữ tình, lưu lại thiên cổ tuyệt xướng “Đào hoa đàm thủy thâm thiên xích” (hoa đào và nước vực sâu ngàn xích). “Tương khán lưỡng bất áp, chỉ hữu Kính Đình sơn” (Gặp nhau mãi không chán, chỉ có núi Kính Đình) v.v.
Vào cuối đời Đường, Đỗ Mục, một thi nhân phong lưu nổi danh thiên hạ, đã kết duyên với thành trì này, ông thường du lãm trong ngôi chùa cổ bên sông Uyển Khê, viết ra những vần thơ ưu mỹ. Năm 35 tuổi, Đỗ Mục leo lên thủy các trong ngôi chùa, hướng mắt nhìn cỏ hoang nối liền với thiên không, trời cao mây nhẹ, nghĩ đến nhân sự tiền triều bị quét sạch, nhưng bách tính bên bờ sông vẫn sinh sống đời này qua đời khác. Ông không khỏi động lòng hoài cổ, ưu tư về nhân tình thế thái, bèn viết một bài thơ tức cảnh hoài cổ trữ tình có tên “Đề Tuyên Châu Khai Nguyên tự thủy các, các hạ Uyển Khê, giáp khê cư nhân”:
Lục triều văn vật thảo liên không,
Thiên đạm vân nhàn kim cổ đồng.
Điểu khứ điểu lai sơn sắc lí,
Nhân ca nhân khốc thủy thanh trung.
Thâm thu liêm mạc thiên gia vũ,
Lạc nhật lâu thai nhất địch phong.
Trù trướng vô nhân kiến Phạm Lễ,
Tham sai yên thụ ngũ hồ đông.
Tạm dịch:
Sáu triều văn vật ngút thiên không,
Trời lặng mây nhàn kim cổ đồng.
Chim tới chim đi trong sắc núi,
Người ca người khóc thủy thanh trung.
Thu muộn màn mưa giăng ngàn hộ,
Đình đài gió thổi sáo hoàng hôn.
Buồn vì Phạm Lễ đâu còn thấy,
Sương mờ giăng khắp ngũ hồ đông.
Thưởng thức thi cảnh
Có thể thấy ngay từ tiêu đề, bài thơ này mô tả những gì nhà thơ Đỗ Mục nhìn thấy cảm thấy khi ông leo lên thủy các (lầu ngắm sông nước) của ngôi chùa cổ. Tuyên Châu là một thành trì lịch sử nổi tiếng, chùa Khai Nguyên nơi Đỗ Mục sống, được xây dựng vào thời Đông Tấn, cũng là một danh thắng cổ tích. Nó nằm trong núi Lăng Dương, xây tựa vào núi, bên cạnh phía dưới là sông Uyển Khê; nơi cao nhất của núi Lăng Dương chính là tháp Tạ Thiếu, nguyên là Cao Trai cải tạo lại.
Đỗ Mục tựa lan can nhìn về phương xa, trời lam mây ảnh, sơn quang thủy sắc, thôn xóm nhà cửa, tất cả cảnh trí phồn thịnh muôn màu đều thu vào trong mắt ông. Bức tranh cho thấy một phần của “Đỗ Mục thi ý đồ trục” do Siêu Quỹ vẽ vào thời nhà Thanh. (Phạm vi công cộng)
Nhà thơ một mình lên tháp cao, tựa vào lan can nhìn về phương xa, trời lam mây trắng, sơn quang thủy sắc, nhà nhà xóm xóm, cảnh trí phồn thịnh muôn màu đều thu vào trong mắt. Di tích lịch sử của triều đại cũ và phong cảnh hôm nay đan xen lẫn nhau, thời – không và thịnh suy nháy mắt biến đổi, khiến thi nhân sóng hồng trào dâng trong lồng ngực, không thể không thốt ra thi tình an ủi hiện tại và hoài niệm cổ nhân. Trong hai câu đầu, ông triển hiện một trường cảnh vượt thời gian không gian mênh mông hoành đại:
“Lục triều văn vật thảo liên không,
Thiên đạm vân nhàn kim cổ đồng”
Ngôi chùa Khai Nguyên trải qua mấy trăm năm mưa gió, đã thay đổi hình dáng ban đầu của nó, tháp Tạ Thiếu nhìn xa cũng không phải là Cao Trai nơi năm đó Tạ Thiếu cư ngụ. Nếu hai cổ tích này là như vậy, thì những thăng trầm lịch sử và nhân vật truyền kỳ của các triều đại Tấn, Nam Bắc triều từ lâu đã bị mưa gió cuốn trôi, biến mất trong dòng sông dài của lịch sử. Điều duy nhất không thay đổi là cỏ cây um tùm kết nối với bầu trời xanh và những đám mây lững lờ trôi. Nhà thơ nhìn thấy đâu đâu cũng là một khung cảnh vắng vẻ xa xôi, lại nghĩ đến sự phồn hoa chuyển mắt bỗng thành hư không của sáu triều đại, mà khơi dậy hoài niệm về quá khứ.
Tiếp theo, nhà thơ thể hiện quang cảnh của chùa Khai Nguyên lần lượt từ góc nhìn thị giác và thính giác: núi xanh nối tiếp nhau như bức tranh, chim bay tới lui tự do, khi ẩn khi hiện trong sắc núi. Sông Uyển Khê như một dải lụa, trăm họ sinh sống hai bên bờ sông, khi ca khi khóc. Nửa sau của câu “Nhân ca nhân khốc” xuất phát từ “Lễ ký”: “Hát nơi này, khóc nơi này, tụ quốc tộc nơi này”, tức là vì khánh điển tế tự mà ca, vì tang táng điếu viếng mà khóc, khái quát cuộc đời của con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, quá trình truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hai câu đối tuy tả cảnh hiện thực nhưng không cục hạn trong phong cảnh nhất thời, mà hàm chứa những biến chuyển của thời đại trong khung cảnh, truyền đạt tư niệm cổ kim. Chim bay đến rồi đi, ngụ ý thời gian không ngừng trôi, bách tính sinh sống đời này sang đời khác, kéo dài thời gian đến cửu viễn vô hạn. Đây không hẳn là những gì nhà thơ đã nhìn đã nghe khi đó, mà nhiều hơn là ấn tượng chung của ông về khung cảnh xung quanh chùa Khai Nguyên, nó vẽ ra một cách sinh động sự hưng thịnh và suy tàn của “lục triều văn vật” và sự vĩnh hằng của “cổ kim đồng”.
Hồi cố sự hưng suy của các triều đại, đồng thời nghĩ về hiện thực và trải nghiệm cá nhân của thi nhân thời cuối nhà Đường, nhà thơ ngưỡng mộ quá khứ và an ủi hiện tại, nhấn nhá sông núi, tiếp tục miêu tả ấn tượng lâu đời của chùa Khai Nguyên, thậm chí cả Tuyên Châu. Thời tiết cuối thu, mưa rơi trên mái nhà ngàn gia vạn hộ, khi mặt trời lặn trên đỉnh tháp, gió đưa một tiếng sáo oán tình. Hai câu một âm một tình, trong đối bỉ giàu thi hứng. Khi trời nhiều mây đen, khung cảnh hùng vĩ của hàng ngàn gia đình được trình hiện trong bóng tối và ảm đạm; Khi trời trong sáng, trong vẻ đẹp rực rỡ của nó mà khắc họa vinh hoa dần tắt của thời mạt thế suy vi. Câu đối này không chỉ là một câu đối đẹp mô tả cảnh sắc, mà còn tái hiện tình cảm phức tạp khi nhân sĩ cuối thời Đường dù có chí cứu quốc, nhưng tráng chí khó báo quốc.
Cuối cùng, cảm khái rằng văn vật đã qua đi, phong cảnh xưa đã biến thành nỗi hoài niệm của nhà thơ đối với hiền thần thời Xuân Thu Phạm Lễ. Ông ngưỡng mộ trí tuệ hộ quân báo quốc của Phạm Lễ, mong mỏi như Phạm Lễ được nhẹ nhàng công thành thân thoái, nhưng trong hiện thực, liệu có vị quốc sĩ nào xoay chuyển tình thế và cứu vãn nguy cơ của nhà Đường như vậy? Ông chỉ biết cảm khái vì không còn cơ hội gặp lại một nhân vật hào kiệt như Phạm Lễ, lặng nhìn làn nước mờ sương và những cây cổ thụ ở phía đông Thái Hồ, thở dài u uất.
Bài thơ đề sơn tự của Đỗ Mục lấy “cổ kim đồng” (xưa nay đồng dạng) làm thi nhãn, lồng ghép giữa phong cảnh và chất trữ tình thành nhất thể, biểu đạt sự trầm tư đối với lịch sử và hiện thực, đồng thời thể hiện tâm trạng của một người đang trăn trở với thời cuộc. Tình cảm của ông trầm uất u sầu, nhưng cảnh vật dưới cây bút của ông không kém phần tráng lệ, thể hiện phong cách thơ tuấn tú độc đáo của Đỗ Mục.
Câu chuyện đằng sau thi nhân
Đỗ Mục, tự Mục Chi, là một nhà thơ nổi tiếng thời cuối nhà Đường, danh tiếng ngang với Lý Thương Ẩn. Trong những nhân tài của giới thơ Đường, Đỗ Mục xuất thân cao quý, thiếu niên đã thành danh, tài hoa vẹn toàn, tuyệt đối là thi nhân minh tinh trong số những ngôi sao sáng chói. Xét từ gia cảnh, Đỗ Mục và “thi Thánh” Đỗ Phủ, có cùng một tổ tiên xa xôi – Đỗ Dự, một nhà Nho lớn và danh tướng thời Tây Tấn. Gia tộc họ Du chính là đại biểu của gia tộc cao môn; ông nội của Đỗ Mục, Đỗ Hựu, vừa là nhà sử học, vừa là tể tướng một đại triều Đường.
Danh thắng sông núi và di tích lịch sử ở Giang Nam phân bố khắp nơi, Đỗ Mục thưởng lãm sơn thủy, bồi hồi chốn cũ, mang những suy tư về vận mệnh đất nước và chí hướng cá nhân dung nhập vào khung cảnh vô hạn. Bức tranh cho thấy một phần bức tranh của Cư Tiết thời Minh “Sơn thủy sách chi Giang Nam tân vũ” (Phạm vi công cộng)
Nền tảng gia đình này khiến Đỗ Mục có ý thức lo lắng của nhà Nho hơn những văn nhân bình thường, và cũng cho phép ông từ một khởi điểm cao hơn mà hoạch định lý tưởng nhân sinh của mình.
Ông từ bé đã học tập điển tịch kinh sử, cực chú trọng nội hàm của “Trị loạn hưng vong chi tích, tài phú binh giáp chi sự, địa hình chi hiểm dịch viễn cận, cổ nhân chi trường đoản đắc thất” (tạm dịch: dấu tích sự thăng trầm của đời trị đời loạn, vấn đề của cải và binh lính, sự xa gần hiểm hóc của địa hình, ưu nhược điểm và sự được mất của người xưa).
Đối diện với những mâu thuẫn thâm trọng trong xã hội cuối đời Đường, Đỗ Mục mang trong mình hoài bão tế thế, hy vọng bản thân có thể trở thành một tài năng trụ cột xuất tướng nhập tướng (ở ngoài làm đại tướng, nhập triều làm tể tướng) như tổ tiên của mình.
Vì vậy, Đỗ Mục khi còn là thiếu niên đã nghiên cứu binh pháp, viết 13 chú giải cho “Tôn Tử”, hiến kế sách bình tặc loạn trước triều đình, hy vọng chấn hưng quốc sự. Năm 23 tuổi, ông viết “A Phòng cung phú”; năm 25 tuổi, viết bài thơ cổ năm chữ “Cảm hoài thơ”, bày tỏ kiến giải chính trị của mình về việc trị loạn quốc gia. Tài hoa quân sự và chính trị trác việt của Đỗ Mục khiến ông sớm nổi tiếng kinh thành. Ông năm 26 tuổi đỗ tiến sĩ, cùng năm thi trúng “Hiền lương phương chính trực ngôn cực gián khoa”, có thể gọi là xuân phong đắc ý.
Những gì tiếp theo là một sự đả kích vô tình từ sự nghiệp sĩ đồ. Đỗ Mục chỉ được trao các chức quan cấp thấp như giáo thư lang, tham quân, không cách nào thực hiện được hoài bão cao xa của mình. Nửa năm sau, ông nhận lời mời của quan sát sứ Giang Tây Thẩm Truyền Sư, đi xuống phía nam đến Hồng Châu để làm nhân viên cho ông ta, hy vọng đi con đường tắt để được triều đình trọng dụng. Kể từ đó, ông chuyển dời đến Dương Châu, Tuyên Châu, bắt đầu cuộc hành trình kéo dài 10 năm đến Mạc phủ.
Ban đầu, Đỗ Mục hoài bão đến Giang Nam với nhiệt tình chính trị, chú ý đến cục thế xã hội, hy vọng tạo sự khác biệt. Cuộc sống của Mạc phủ tương đối thanh nhàn và sung túc, Đỗ Mục ngoài việc xử lý công vụ thường nhật, thì không có vũ đài để thi triển tài hoa của mình. Tuy nhiên, Giang Nam là một thị trấn phồn hoa và ôn nhu, lang thang trong các ca đài vũ quán đã thành một phương thức để Đỗ Mục tạm thời quên đi những phiền não của mình, ngâm vịnh phong nhã.
Đặc biệt trong thời gian ở Dương Châu, ông thường viết những bài thơ văn vẻ đa tình, danh tiếng tài tử phong lưu của ông đã lan xa.
“Phong lưu” là nhãn hiệu nổi bật nhất của Đỗ Mục trong mắt hậu nhân, nhưng đó chỉ là một phối sắc khoa trương trong bối cảnh nhân sinh của Đỗ Mục. Giang Nam còn là nơi thắng địa nhân gian, có núi có sông và có di tích lịch sử phân bố khắp nơi, lúc rảnh rỗi Đỗ Mục thưởng ngoạn sông núi, rong ruổi chốn cũ, dung nhập những suy tư về vận mệnh đất nước và bày tỏ chí hướng cá nhân vào khung cảnh vô tận mà ông miêu tả. Đỗ Mục là khách quen của Giang Nam, vẫn còn những dấu vết ông hành tẩu và ca hát ở một số thành thị quan trọng.
Tuyên Châu là một trong những điểm dừng chân quan trọng nhất.
Trong đời mình, Đỗ Mục đã hai lần vào Tuyên Châu với thân phận là phụ tá. Lần đầu tiên là vào năm 830 sau Công nguyên, khi ông chuyển đến Tuyên Châu cùng với Thẩm Truyền Sư, sống ở đó ba năm; Lần thứ hai là vào năm 837 sau Công nguyên, Đỗ Mục tự tiến cử mình với Thôi Đan, quan sát sứ của Tuyên Châu, để duy trì sinh kế và chăm sóc người thân bị bệnh về mắt, ông đã sống ở đây hơn một năm.
Khi mới vào Tuyên Châu, ông đang ở thời kỳ sung sức nhất khi “đầu não chiêu lợi kinh cốt khinh” (đầu óc sắc bén, cơ thể nhẹ nhàng), với phong thái “tráng khí thần dương dương”. Ông đã xem xét vị trí chiến lược của Tuyên Châu bằng con mắt của một nhà quân sự, và viết một bài thơ có tiêu đề “Đề Tuyên Châu”, ca ngợi nó là “một vành đai sơn hà”, thể hiện nhiệt ái của ông đối với vùng đất này. Chùa Khai Nguyên là chùa cổ trong rừng ở Giang Nam, là một ngôi Phật tự nổi tiếng ở Tuyên Châu, cũng là nơi thắng cảnh mà Đỗ Mục thưởng cảnh khán hoài.
“Nam triều tứ bách bát thập tự, đa thiểu lâu đài yên vũ trung” (tạm dịch: Nam triều có 480 ngôi chùa, bao nhiêu tháp chìm trong sương mưa?), Giang Nam có rất nhiều ngôi chùa cổ, chùa Khai Nguyên là một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở Huyền Châu, cũng là một danh lam nơi Đỗ Mục thưởng ngoạn phong cảnh và thư giãn. Ông vào Tuyên Châu lần thứ hai và viết bốn bài thơ đề trên chùa Khai Nguyên trong vòng một năm.
Ông đi xuống lầu phía nam, leo lên thủy các và đi khắp mọi ngóc ngách của chùa Khai Nguyên. Lịch sử lâu đời của ngôi chùa Phật giáo, bầu không khí thù thắng cùng sơn quang thủy sắc đa tư đa sắc, tất cả đều khiến Đỗ Mục xúc động suy tư về kim cổ.
Đỗ Mục lúc này, sau khi trải qua những thăng trầm của sự nghiệp và kinh nghiệm nhân sinh của mình, trong tâm trạng lo lắng cho nhân tình thế thái, tăng thêm nhiều cảm giác tang thương cho thế sự vô thường, thời gian qua đi không trở lại.
Ông từng tựa vào những cây cột trong Phật điện vào một đêm tuyết rơi và nhìn về phía xa, mô tả cảnh quan của “chính thị thiên sơn tuyết trướng khê” (ngàn ngọn núi và dòng suối tuyết), ông từng uống rượu một mình bên lan can trong lâu các dưới mưa xuân, bày tỏ nỗi nhớ nhung quá khứ “Duyệt cảnh vô đán tịch, bằng lan hữu kim cổ” (quang cảnh vô cùng tịch mịch, dựa vào lan can có cổ kim). Và bài “Đề Tuyên Châu Khai Nguyên tự thủy các” này cũng được thuật lại trong một tâm tình như vậy, biểu đạt tâm tư lo lắng cho hưng vong quốc gia, cùng nỗi niềm thâm trầm của Nho sĩ cuối đời Đường.
Nguồn: DKN
Bài viết liên quan
BIANVN.COM: Khoa học công nghệ, khám phá vũ trụ và các hiện tượng bí ẩn trên thế giới....
LIÊN HỆ
Copyright © 2023 by bianvn.comThiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam